1. Đôi nét về Đình Thần Thắng Tam
Đình Thần Thắng Tam ở đâu?
- Địa chỉ: số 77 Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Ngôi đình này tọa lạc ở ngay tại số 77 phố Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam – một trong những con phố gần với bãi sau Vũng Tàu. Do đó, nơi đây không chỉ được người dân địa phương biết đến mà ngay cả du khách thập phương cũng thường xuyên ghé tới.
Hiện nay, bên trong ngôi đình cổ này có 3 tích được nhà nước xếp hạng bao gồm: Đình Thần Thắng Tam, miếu Ngũ Hành và lăng Cá Ông.
Ảnh: sưu tầm
Lịch sử về ngôi đình linh thiêng
Ngôi đình này được xây dựng từ năm 1802 dưới thời vua Minh Mạng. Ban đầu, đình chỉ được xây dựng là những ngôi nhà tranh vách lá. Sau đó đến năm 1835 được lợp mái và cuối cùng, vào năm 1965 đình được trùng tu và xây dựng trang hoàng cho tới ngày nay. Năm 1991, cụm đình Thắng Tam đã được bộ Văn Hóa và Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Ảnh: sưu tầm
Theo tìm hiểu, trong lịch sử trước đây, vùng sông Bến Nghé thường bị bọn hải tặc cướp phá và hoành hành thương lái người Việt. Để chấm dứt tình trạng này xảy ra, vua Gia Long đã cử 3 thuyền trưởng đến để trấn giữ. Đến năm 1822, khi tình hình đã ổn định hơn thì vua ra lệnh giải ngũ và ban thưởng cho 3 vị thuyền trưởng được cai quản 3 ngôi làng.
Ảnh: sưu tầm
Làng thứ nhất là Thắng Nhất do ông Phạm Văn Dinh cai quản. Làng Thắng Nhì do ông Lê Văn Lộc cai quản. Còn làng cuối cùng là Thắng Tam do ông Ngô Văn Huyền cai quản. Sau này, ba ông mất đi được thờ tại ba ngôi đình của ba làng nói trên.
Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu – Chốn tâm linh với kiến trúc độc đáo
2. Hướng dẫn đường đi đến đình thần Thắng Tam
Từ phía công viên bãi trước Vũng Tàu, bạn đi dọc theo hướng đường Hạ Long đến đường Thùy Vân bãi sau. Sau đó, nhìn đối diện công viên cột cờ thì rẽ vào phố Hoàng Hoa Thám. Từ đây, đi thêm một đoạn sẽ đến ngôi đình.
Hoặc bạn cũng có thể di chuyển từ phía công viên Bãi Trước vào đường Trương Công Định. Khi nào thấy ngã tư thì rẽ phải vào phố Hoàng Hoa Thám.
3. Lễ hội Đình Thần Thắng Tam
Không chỉ là một ngôi đình tâm linh, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử văn hóa, Đình Thần Thắng Tam thường xuyên có những lễ hội cầu bình an thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới cầu may, nhất là những người dân miền biển.
Ảnh: sưu tầm
Hằng năm từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 2 Âm lịch, tại ngôi đình này sẽ tổ chức lễ hội cầu an. Đây cũng chính là thời điểm mở đầu và kết thúc một mùa thu hoạch tôm cá. Lễ hội thường được tổ chức rất trịnh trọng, cúng tế lễ vật, dâng hương…
Bên cạnh đó, người dân miền biển còn có lễ hội Nghinh Ông để bày tỏ lòng biết ơn với Cá Ông – vị thần cứu giúp ngư dân trên biển. Lễ hội tổ chức từ ngày 15 đến 18/8 hàng năm ở ngay tại khu di tích Đình Thần Thắng Tam này.
- Đừng bỏ qua: Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu cho người mới
4. Khám phá những công trình kiến trúc tiêu biểu
Đình Thần Thắng Tam
Ngôi đình này được thiết kế đậm chất kiến trúc cổ xưa. Bên trong đình gồm có 4 ngôi nhà nối liền nhau: Tiền Hiền – Hội trường – Đình trung và sân khấu võ ca. Phần mái của đình được lợp bằng mái ngói âm dương, trên mái có khắc chữ “Lưỡng Long Chầu Nguyệt”. Bên trong nhà Tiền Hiền gồm 4 ban thờ để thờ thổ công, Tiền Hiền, Hậu Hiền và Tiền Vãng Hậu Vãng.
Ảnh: sưu tầm
Sau khi khám phá hết khu Tiền Hiền, bạn sẽ vào bên trong ngôi Đình Trung. Kiến trúc tại đây tương tự với ngôi Tiền Hiền phía trước. Bên trong thờ nhiều vị thần như Thần Nông, Thiên Y A Na, Ngũ Đức, Thánh Phi, Hậu Hiền, Hội Đồng, Phụ Án – Cao Các, Thiên Sư, Ngũ Thơ và Ngũ Tự – Tiền Hiền. Cuối cùng là sân khấu võ ca – đây là nơi tổ chức diễn tuồng, hát bội khi đình có lễ.
Ảnh: sưu tầm
Miếu Bà Ngũ Hành
Từ cổng khu Đình Thần Thắng Tam, nhìn sang bên trái bạn sẽ thấy có 1 ngôi miếu. Đó chính là Miếu Bà Ngũ Hành. Được biết, ngôi miếu này đã có từ cuối thế kỉ XIX và là nơi thờ 5 bà nữ thần: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Ảnh: sưu tầm
Miếu được thiết kế theo kiến trúc “một gian hai chái” truyền thống. Trên mái ngói âm dương được khắc chữ “Lưỡng Long Chầu Nguyệt”. Hiện nay, trong Miếu có 8 bàn thờ để thờ 5 bà Ngũ Hành và hai vị Thượng Đẳng Thần; hai bên là bàn thờ 5 cô và 5 cậu; bên trái thờ Quan Công, Quan Bình và Châu Xương. Bên phải là bàn thờ Ông Địa – Thổ Công. Phía sau là bàn thờ Tiền Hiền và những người nhân ái, độ lượng trong làng.
Hằng năm, lễ hội miếu Bà được tổ chức bắt đầu từ 16 đến 18/10 âm lịch thu hút đông đảo du khách ghé tới cầu may.
Một số điểm du lịch tâm linh tại Vũng Tàu:
-
- Chùa Khỉ Vũng Tàu
- Chùa Quan Âm Vũng Tàu
Lăng Cá Ông
Lăng Cá Ông nằm ở bên phải của Đình Thần Thắng Tam. Được biết, lăng được xây dựng cùng thời kì với miếu Bà. Hiện nay, bên trong lăng có trưng bày một phần của xương Cá Ông khổng lồ được ngư dân vớt khoảng 100 năm trước. Lăng được thiết kế theo phong cách cổ kính. Bên trong lăng còn thờ Bà Sáu thần Rùa và tổ nhạc.
Ảnh: sưu tầm
5. Lưu ý khi đi Đình Thần Thắng Tam
- Nếu là khách du lịch, có 3 thời điểm lý tưởng để bạn ghé tới ngôi đình linh thiêng này chính là: lễ hội cầu an (từ 17 đến 20-2 âm lịch), lễ hội Nghinh Ông (từ 16 đến 18-8 âm lịch) và lễ hội miếu Bà (từ 16 đến 18-10 âm lịch). Thời gian này thường tổ chức những hoạt động lễ vui rất tấp nập, thu hút rất nhiều người ghé tới.
- Khi đi đến Đình Thần Thắng Tam bạn nên mặc những trang phục lịch sự. Không nên mặc quần áo ngắn tay, quần short….
THÔNG TIN CHUNG:
- Địa chỉ: số 77 Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Lễ hội: 17 đến 20-2 âm lịch – 16 đến 18-8 âm lịch – 16 đến 18-10 âm lịch
- Hướng dẫn đường đi tại đây
Đình Thần Thắng Tam là một địa điểm du lịch tâm linh mà bạn không nên bỏ qua khi ghé tới Vũng Tàu. Không chỉ thu hút với lối kiến trúc cổ kính, nơi đây còn được nhiều du khách tìm đến để cầu may và những điều bình an, đặc biệt là những người dân miền biển. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.