Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp là nơi lưu giữ bao nét nghệ thuật đặc sắc của người Chăm Pa. Trải qua biết bao thế kỷ hình thành và phát triển. Đến nay nghề dệt bằng hình thức thủ công tại Mỹ Nghiệp vẫn luôn giữ gìn trọn vẹn và nối truyền cho biết bao thế hệ.
1. Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp ở đâu?
Ngày nay, Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp đang nằm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Làng nghề này nằm ở ngoại thành. Cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 12km về phía nam theo lối quốc lộ 1A.
Ảnh: Sưu tầm
Con đường đến với làng nghề Mỹ Nghiệp có đầy những ngôi nhà xinh xắn, rực rỡ nhiều màu sắc của đồng bào Chăm. Ngày nay, làng nghề này có 700 hộ dân với khoảng hơn 4.000 nhân khẩu. Trong đó, có tới 500 thợ dệt tay nghề cao, đầy kinh nghiệm đã gắn bó rất lâu năm với khung dệt.
- Hướng dẫn đường đi đến làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
2. Cách di chuyển đến Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Ảnh: Sưu tầm
Từ TP Hồ Chí Minh, bạn có thể ra bến xe Miền Đông hoặc bến xe Lê Hồng Phong để đến Ninh Thuận. Sau khi đến trung tâm Ninh Thuận, bạn có thể bắt xe buýt, taxi hoặc xe máy để tham quan và trải nghiệm làng nghề này. Tuy nhiên, để thuận tiện và chủ động hơn trong chuyến đi, bạn nên thuê xe máy tại Phan Rang nhé.
Hướng dẫn đường đi: Từ trung tâm thành phố Phan Rang, bạn hãy chạy thẳng quốc lộ 1A về phía Nam khoảng 12km. Sau đó rẽ phải tại bảng chỉ dẫn vào làng nghề Mỹ Nghiệp. Sau khi rẽ phải, bạn hãy tiếp tục đi thẳng. Tiếp tục rẽ phải vào đường DT703 và chạy khoảng 500m nữa là đến làng nghề này.
Tuy cách phố thị không xa nhưng Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp vẫn giữ nguyên vẹn nét làng quê. Nơi đây có những ruộng lúa, vườn cây, những mái nhà xưa cổ kính với kiểu kiến trúc mái Tháp Chàm rêu phong. Địa thế của làng nghề vô cùng tuyệt đẹp. Lưng dựa vào núi Trà Bang, nằm bên dòng sông Lu hiền hòa quanh năm phù sa bồi đắp.
- Tham khảo: Khám phá làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận
3. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề
Ảnh: Sưu tầm
3.1. Lịch sử hình thành
Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp của người Chăm tại vùng đất xứ Panduranga (nay gọi là Phan Rang). Làng nghề này đã có từ rất lâu đời. Tuy nhiên, trước đây vải thổ cẩm được dệt với hoa văn và cách thức vô cùng đơn giản. Ngoài các sản phẩm thổ cẩm của vua, vương, quan lại, quý tộc cũng như giới phú hào. Chúng được đính kèm trang sức thì thổ cẩm của dân thường vẫn được dệt khá thô sơ.
Cho đến thế kỷ 17, bà Ponagar đã đặt chân đến vùng đất này. Nhận thấy khí hậu nơi đây rất phù hợp cho việc trồng bông lấy tơ dệt vải. Do đó, bà đã truyền lại hết nghề dệt cho Ong Xa và bà Chaleng là hai vợ chồng đang sinh sống ở làng Chakleng thời xưa (tức làng Mỹ Nghiệp ngày nay). Sau thời điểm này, nghề dệt thổ cẩm chính thức trở thành nghề truyền thống nối tiếp bao đời tại ngôi làng này.
3.2. Quá trình phát triển làng nghề
Ảnh: Sưu tầm
Bằng sự sáng tạo và khéo léo. Các hoa văn, màu sắc trộn lẫn với nhau mà mỗi tấm vải thổ cẩm tại Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp đã tạo nên những giá trị nghệ thuật vô cùng độc đáo. Chúng đã góp phần vào sự đa dạng và sinh động trong nền văn hóa dân tộc Chăm Pa.
Sự giữ gìn và phát triển làng nghề này được ấn định và phát triển mạnh nhất vào năm 1992. Đây là thời điểm được xem là hồi sinh của làng nghề. Thời điểm này, cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Inrahani của chị Thuận Thị Trụ được thành lập.
Sau khi hợp tác với công ty may mặc ở TP Hồ Chí Minh và nhận thấy giá trị, ý nghĩa to lớn của làng nghề. Chính quyền địa phương đã vận dụng linh hoạt chủ trương và chính sách hỗ trợ. Họ đã phát triển đầy đủ cơ sở vật chất phát triển làng nghề. Từ đó đến nay, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp đã góp phần giới thiệu sản phẩm văn hóa du lịch, phát triển văn hóa dân tộc Chăm trên cả nước.
- Tham khảo: Tháp Chàm Poklong Garai Ninh Thuận – Bảo tháp Chăm ở Phan Rang
4. Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp – Tinh hoa nghệ thuật trong từng tấm vải
Để dệt được một tấm vải thổ cẩm tại Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Các nghệ nhân trong làng phải thực hiện trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Từ tách hạt lấy bông, cuộn, ngâm dập, nhuộm, hồ, chải, đánh ống rất vất vả… Ngay từ việc tìm màu nhuộm cũng đã đòi hỏi các nghệ nhân phải vô cùng tỉ mỉ và tinh tế.
Ảnh: Sưu tầm
Ví dụ muốn có màu đen làm nên, các nghệ nhân sẽ phải nhuộm vải bằng lá chùm bầu, sau đó đem ngâm trong bùn non bảy ngày đêm liên tục. Muốn có màu đỏ nổi bật, họ phải kiếm mủ cây cánh kiến ở rừng cao. Muốn có màu xanh thì phải chọn lá hoặc vỏ cây chàm…
Với công đoạn chọn màu đã khó, công đoạn phối màu lại càng khó hơn. Để tạo ra được các hoa văn tinh xảo. Người thợ dệt cần phải có hoa tay, sáng tạo và thẩm mỹ. Họ cũng cần sự am hiểu tường tận về đường nét, màu sắc và hình khối. Trong quá trình dệt vải, yêu cầu phải làm đều tay, nhịp nhàng để vải được căng mịn, nổi bật hoa văn. Từ bàn tay khéo léo của người thợ dệt. Những sợi chỉ nhỏ li ti dần biến thành những mảnh thổ cẩm có hồn với màu sắc rực rỡ, hoa văn tinh xảo.
5. Nét nghệ thuật độc đáo của vải thổ cẩm làng Mỹ Nghiệp
Nét nghệ thuật độc đáo của mỗi tấm vải thổ cẩm mà nghệ nhân làng Mỹ Nghiệp mang đến được thể hiện qua sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và chủng loại. Trong đó, nổi trội nhất chính là những hoa văn cổ. Chúng thể hiện sự quý phái, sang trọng cho người dùng như Rồng trời, Văn cổ, Văn thần đèn, Siva… Đặc biệt, các hoa văn về Văn con voi của người Tây Nguyên, hay Văn hoa mai của người Kinh vẫn luôn nhận được sự đánh giá rất cao từ người dùng.
Ảnh: Sưu tầm
Có lẽ chính vì thế mà mỗi tấm thổ cẩm của Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp mang đến đều là sản phẩm độc nhất. Chúng chứa đựng những nét độc đáo riêng dù được dệt bởi cùng một nghệ nhân. Đó là lý do vì sao trong hàng trăm, hàng ngàn tấm thổ cẩm. Bạn vẫn rất khó để có thể tìm được sự trùng lặp về hoa văn, kiểu cách và màu sắc.
6. Những trải nghiệm tuyệt vời tại Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Ảnh: Sưu tầm
Đến thăm Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Bạn sẽ không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng hình ảnh các nghệ nhân dệt vải. Chiêm ngưỡng những tấm thổ cẩm đa màu sắc. Mà bạn còn được tận tay sờ, chạm và ướm thử những tấm vải mềm mịn, cầu kỳ và độc đáo. Dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân lành nghề. Bạn sẽ thấy được các thao tác điêu luyện, khéo léo đến mức nào. Không những thế, bạn còn có thể thấy được sự tự hào dân tộc, niềm say mê với nghề toát ra từ các nghệ nhân nơi đây.
Tại Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Bạn còn có thể hóa thân thành những cô gái, chàng trai Chăm. Lúc này bạn sẽ có thể học hỏi cách đan, dệt thổ cẩm dưới sự chỉ dẫn của các nghệ nhân. Trong từng nhịp điệu, giai đoạn đạp vải, kéo tơ… Bạn sẽ thấy được sự khó khăn, vất vả cũng như sự thích thú khi tạo ra được những đường nét, hoa văn thổ cẩm mềm mại.
Ảnh: Sưu tầm
Ngoài ra, trong quá trình trải nghiệm. Bạn còn được nghe những câu chuyện về tình yêu, câu chuyện về các giai thoại lịch sử dân tộc Chăm. Qua đó, bạn có thể hiểu hơn, yêu hơn về nền văn hóa của một dân tộc đã vô cùng hưng thịnh trong quá khứ.
Nếu có dịp về Ninh Thuận, bạn đừng bỏ lỡ chuyến đi đến Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp nhé. Hãy để bản thân mình có những cơ hội, những trải nghiệm tuyệt vời tại làng nghề này. Đừng quên lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong chuyến đi và chia sẻ cùng Halo nhé!
Tham khảo:
- Kinh Nghiệm Du lịch Biển Cà Ná
- Review đồi cát Nam Cương Ninh Thuận