Nhà thờ đá Sapa là địa điểm không thể bỏ qua khi đặt chân đến thị trấn sương mù. Cùng Halo tìm hiểu đôi nét về “đặc sản” kiến trúc xứ núi độc đáo này nhé.
Nếu Đà Lạt là xứ sương mù của miền nam, thì Sa Pa chính là “xứ tuyết” ở đất bắc. Ở Việt Nam muốn ngắm tuyết rơi thì chỉ có thể đến Sa Pa. Song, thị trấn bé nhỏ nơi núi cao này không chỉ thu hút khách du lịch vì tuyết. Sa Pa còn sở hữu vô vàn điều hấp dẫn và bí ẩn. Trong đó, phải kể đến biểu trưng của nơi đây – nhà thờ đá Sa Pa.
1. Lịch sử nhà thờ đá Sapa
Nhà thờ đá Sa Pa có rất nhiều tên gọi khác nhau như: nhà thờ đá cổ Sa Pa, nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nhà thờ đá,… Nhà thờ được xây dựng vào năm 1935. Công trình này được chính những kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng. Đây cũng là công trình duy nhất của người Pháp ở Sa Pa còn nguyên vẹn đến ngày nay. Tuy được trùng tu nhiều lần, nhưng nhà thờ vẫn giữ được hầu hết những nét đặc trưng nhất.
Nhà thờ mang đậm phong cách kiến trúc Pháp
>>> Bài viết bạn quan tâm: Du lịch Sapa tự túc cho người mới
2. Địa chỉ nhà thờ đá Sapa ở đâu
Nhà thờ nằm ngay trung tâm thị trấn. Từ bốn phía Sa Pa bạn đều có thể nhìn thấy di tích kiến trúc độc đáo này. Ngay phía sau nhà thờ đá là núi Hàm Rồng. Đây cũng là điểm tham quan rất nổi tiếng tại Sa Pa. Nhà thờ đá Sa Pa kết hợp với biệt thự Chủ Cầu và khu huyện ủy cũ tạo thành tam giác cân đối mang đậm phong cách kiến trúc Pháp.
Nhà thờ đá Sa Pa có mặt tiền quay về hướng Đông và phía cuối nhà thờ (khu tháp chuông) quay về hướng Tây. Theo lý giải thì phía Đông chính là nguồn sáng của Thiên Chúa, phía Tây là nơi sinh thành của Chúa Kito. Vậy nhà thờ đá Sa Pa chính là trung tâm hội tụ những điều tinh túy và thiên liêng nhất của Thiên Chúa.
3. Giới thiệu về kiến trúc nhà thờ đá cổ Sapa
Phong cách kiến trúc nhà thờ là kiến trúc Gotic La Mã cổ. Điểm thể hiện rõ nét nhất phong cách kiến trúc này của công trình là phần mái, tháp chuông và vòm cuốn. Tất cả đều có hình chóp mang đến sự thanh thoát, bay bổng cho toàn bộ công trình.
Tổng diện tích nhà thờ rộng hơn 6.000m2, bao gồm: khu nhà thờ, dãy nhà xứ, khu chăn nuôi, nhà thiên sứ, khu Vườn Thánh, sân và hàng rào. Trong đó:
- Khu nhà thờ gồm 7 gian, mỗi gian rộng hơn 500m2
- Khu nhà thiên thần gồm 3 gian tầng trên chuyên dùng để cứu chữa người bệnh, nơi ở qua đêm dành cho người lữ hành, tầng hầm, bếp, khu vệ sinh và khu nhà xác.
- Tháp chuông cao đến 20m, trong tháp có quả chuông cao 1,5m, nặng 500kg với tiếng vang có bán kính gần 1 cây số.
Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá đẽo và dùng hỗn hợp vôi, cát, mật mía để kết dính. Phần tường cánh thánh giá phái bên phải có thiết kế nhám. Điều này mang đến cảm giác như nhũ đá chảy xuống, góp phần tăng vẻ đẹp tự nhiên cho nhà thờ. Phần mái của nhà thờ trước kia được làm bằng vôi rơm nay đã được lợp ngói. Bên trong nhà thờ là giáo đường có 32 ô cửa kính mầu, vẽ hình các mầu nhiệm mân côi, các Thánh và chặng đường Thánh Giá.
>>> Tham quan Thác Bạc Sapa địa chỉ du lịch dành cho các đôi tình nhân
4. Ấn tượng nhà thờ đá Sapa
Nhà thờ đá Sa Pa là điểm đến của hầu hết du khách khi du lịch đến thị trấn vùng cao này. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống tại Sa Pa. Phía trước nhà thờ có khoảng sân rất rộng. Là nơi tập trung mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân địa phương.
Mỗi tối thứ 7 hàng tuần nhà thờ đá thường diễn ra các phiên “chợ tình”. Đến đây vào dịp này, du khách sẽ được thưởng thức tiếng sáo, kèn lá, đàn môi thiết tha. Thưởng thức điệu múa xòe chao nghiêng, hòa mình vào nếp sinh hoạt của người dân xứ núi.
Trong những ngày tuyết phủ trắng vùng núi rừng, nhà thờ đá Sa Pa không khác gì lâu đài cổ tích giữa tuyết trắng. Hình ảnh nhà thờ ẩn hiện trong làn sương mờ ảo. Lối kiến trúc cổ, cũ kỹ, tường đá rêu phong,… đầy bí ẩn. Tất cả gợi lên sự tò mò, mong muốn khám phá của khách lữ hành.
Mùa tuyết rơi nhà thờ đá như một tòa lâu đài cổ kính giữa tuyết trắng
Check in mùa đông ở đây không khác gì đi du lịch trời Âu
Bạn đã bị hấp dẫn bởi công trình kiến trúc đậm chất Pháp ở “xứ tuyết” của Việt Nam chưa nào? Vậy thì còn chần chừ gì mà không lên kế hoạch đến Sapa để khám phá nhà thờ đá Sapa trị trấn xứ núi mờ sương và bí ẩn.
Bài viết bạn quan tâm:
- Sapa 2 ngày 1 đêm
- Sapa 3 ngày 2 đêm