chùa giác lâm

Nếu bạn là một người yêu thích các địa điểm tâm linh và muốn trải nghiệm không gian yên bình nơi cửa Phật ở TP. HCM thì đừng nên bỏ lỡ điểm đến Chùa Giác Lâm trong hành trình của mình. Ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm tuổi với lối kiến trúc mang đậm nét kiến trúc Phật Giáo đầu thế kỷ XVII sẽ cho bạn những trải nghiệm ấn tượng chưa từng có. Cùng Timnhanh.com.vn dạo một vòng quanh tổ đình Giác Lâm trước khi ghé chân đến nơi đây nhé !

Xem thêm:

  • Lăng Ông Lê Văn Duyệt
  • Chùa Một Cột ở Thủ Đức
  • Chùa Phật Cô Đơn

1. Chùa Giác Lâm ở đâu?

Chùa Giác Lâm còn có tên gọi là Chùa Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm được xem là tổ đình phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam nước ta. Chùa tọa lạc ngay tại số 565 (số cũ 118), đường Lạc Long Quân, Phường 10, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

chùa giác lâm

Cổng chùa Giác Lâm uy nghi giữa lòng Sài Gòn (Nguồn: Sưu tầm)

Đối với những du khách lần đầu đến đây chắc chắn sẽ bị choáng ngợp khi nhìn thấy cổng tam quan cùng khuôn viên rộng lớn khoảng 29.000m2 vô cùng nguy nga và bề thế.

2. Di chuyển đến chùa Giác Lâm Sài Gòn

Ngôi chùa hằng năm vẫn đón một lượng lớn du khách địa phương lẫn du khách quốc tế đến đây trải nghiệm không gian an yên thanh tịnh và tìm hiểu lịch sử kiến trúc nổi bật của chùa Nam Bộ.

tổ đình giác lâm

Chùa Giác Lâm có vị trí đắc địa dễ tìm (Nguồn: Sưu tầm)

Có thể nói, chùa nằm ở vị trí khá đắc địa cách quận 1 tầm 7km nên sẽ không quá khó khăn cho bạn khi tìm đến nơi đây. Bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như:

  • Ô tô – Xe máy: Bạn có thể dễ dàng sử dụng app Google Maps để đến đúng địa chỉ.
  • Taxi – Xe công nghệ: Sử dụng các ứng dụng gọi xe như Grab, Gojek, Be, …
  • Xe buýt: Bạn lên chuyến xe buýt số 145 hoặc 148 để dừng ngay gần trước cửa chùa.

3. Nên đến chùa Giác Lâm vào thời gian nào?

Bên cạnh các hoạt động lễ bái và tham quan kiến trúc độc đáo của ngôi chùa, bạn còn có thể thả mình vào không gian thanh tịnh hoàn toàn thoát li khỏi những bộn bề lo toan cũng như thưởng thức các món ngon xung quanh chùa vào bất kỳ ngày nào trong năm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý giờ mở cửa của chùa Giác Lâm để tiện cho lịch trình của mình.

chùa giác lâm quận tân bình

Chùa Giác Lâm mở cửa mỗi ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Là một trong các ngôi chùa lâu đời của Phật giáo, hằng năm chùa Giác Lâm quận Tân Bình thường được Giáo hội Phật giáo lựa chọn làm địa điểm tổ chức vào các dịp lễ lớn. Ví dụ: Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch), Lễ Phật Đản (rằm tháng 4 âm lịch), … Do vậy, để có thể hiểu hơn về Phật giáo cũng như hòa mình vào không khí lễ hội đặc trưng, tham gia lễ bái cầu bình an cho gia đình và người thân thì bạn nên đến chùa Giác Lâm vào các dịp này nhé!

  • Giờ mở cửa: 7h00 – 21h00 hằng ngày

4. Lịch sử chùa Giác Lâm Tân Bình

Nếu một lần được ghé qua nơi đây, bạn hãy tìm hiểu thêm về lịch sử Chùa Giác Lâm – minh chứng cho bao cuộc thịnh suy của Sài Gòn – Gia Định. Trải qua gần 300 năm đổi thay, chùa Giác Lâm vẫn còn tồn tại uy nghi và giữ nhiều nét đẹp từ kiến trúc đến văn hóa lịch sử lâu đời.

chùa giác lâm tp hcm

Chùa Giác Lâm Tân Bình có lịch sử lâu đời (Nguồn: Sưu tầm)

  • Khoảng thế kỷ XV-XVI, vùng đất Gia Định thực sự phát triển, trở thành trung tâm kinh tế thương mại, giao thương hàng hóa. Và chính sự phát triển kinh tế đã tiền đề cho sự phát triển văn hóa, kiến trúc và tín ngưỡng tại nơi đây.
  • Năm 1744, dưới thời của vua Nguyễn Phúc Khoát, chùa bắt đầu được xây dựng. Thời điểm này, chùa được biết đến với các tên gọi như Cẩm Sơn, Cẩm Đệm. Tuy nhiên, giai đoạn sau đó, thiền sư Viên Quang – trụ trì chùa lúc đó, đã đổi tên chùa thành chùa Giác Lâm. Và tên gọi này được sử dụng đến tận bây giờ.
  • Năm 1798, chùa được trùng tu, mở rộng lần đầu tiên và thường xuyên được giáo hội Phật Giáo lựa chọn làm địa điểm tổ chức các hoạt động, lễ lớn của Phật giáo.
  • Năm 1909, Thiền sư Hồng Hưng Thạnh Đạo – trụ trì đời thứ 40 của chùa đã đứng ra trùng tu ngôi chùa lần hai. Đợt trùng tu này có sự đổi mới khá lớn trong kiến trúc của ngôi chùa. Chẳng hạn như: Lót gạch toàn bộ ở chánh điện, xây lại vách nhà thời Tổ, trang trí cho vành chùa bằng sứ, …
  • Năm 1939-1945, chùa trải qua nhiều đợt tu sửa thứ ba và cũng nhờ vào lý do đó, chùa trở thành nơi trú ẩn “lý tưởng” cho khá nhiều nhà hoạt động cách mạng lúc bấy giờ.
  • Năm 1953, chùa đã tiếp nhận cây bồ đề, viên ngọc xá lợi Phật gửi từ Sri Lanka và sau đó chuyển về đặt ở chùa Long Vân.
  • Ngày 16/11/1988, chùa Giác Lâm được Bộ Văn hóa & Thông tin công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.

5. Kiến trúc độc đáo chùa Giác Lâm Sài Gòn

Bên cạnh việc thư giãn xoa tan mọi mệt nhọc và trải nghiệm nét văn hóa lễ hội Phật, bạn cũng có thể ghé chùa Giác Lâm Sài Gòn để tìm hiểu thêm về kiến trúc độc đáo đậm chất chùa Nam Bộ Việt Nam.

5.1. Lối kiến trúc đặc trưng của chùa Nam Bộ

Nếu ghé qua nơi đây, có lẽ bạn sẽ không khó để nhận ra chùa Giác Lâm có lối kiến trúc đặc trưng của ngôi chùa Nam Bộ Việt Nam – kiến trúc hình chữ Tam. Lối kiến trúc này là sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống và nét văn hóa Nam Bộ đặc trưng.

chùa giác lâm hồ chí minh

Kiến trúc đặc trưng của chùa Nam Bộ (Nguồn: Sưu tầm)

Với lối kiến trúc chữ Tam, chùa Giác Lâm có 3 dãy nhà ngang nối liền nhau (theo kiểu một gian hai chái) trên diện tích chữ nhật gồm khu chính điện, giảng đường và nhà trai. Giữa hai dãy nhà có thiết kế sân thiên tỉnh và trước mỗi dãy nhà thì có hành lang bao quanh tạo không gian chuyển tiếp bên trong chùa Giác Lâm hứng trọn ánh sáng len lỏi đến từng ngóc ngách.

5.2. Cổng nhị quan chùa Giác Lâm

Cổng nhị quan được xây dựng năm 1945, theo quan niệm xưa quỷ thần sẽ đi theo đường thẳng nên thay vì xây cổng thẳng vào chính điện thì chùa xây dựng cổng nhị quan này.

chùa giác lâm tân bình

Cổng nhị quan vào chính điện của chùa (Nguồn: Sưu tầm)

Ngay lối vào cổng nhị quan, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh hai con sư tử chầu mang đậm nét văn hóa Ấn Độ đặt ở ngay hai bên góc cổng. Đầu rắn Naga được chạm khắc biểu trưng cho nền văn hóa Phật giáo Khmer. Trên cổng nhị quan của chùa có khắc dòng chữ Hán kể về truyền thuyết Ô quan Thái tử đời Đường.

Một số địa điểm dừng dân lý tưởng ở Tân Bình mà Timnhanh.com.vn đề xuất cho bạn:

  • Tân Bình Hotel
  • Love Hotel
  • Spring Hotel

5.3. Cổng tam quan

Giai đoạn đầu xây dựng năm 1744, chùa Giác Lâm không có cổng tam quan và mãi đến lần trùng tu năm 1955 thì cổng mới được xây thêm. Cổng tam quan được xây quay về hướng Nam và nằm gần đường Lạc Long Quân như hiện tại.

cổng tam quan chùa giác lâm

Hai câu đối bằng chữ Hán trên cổng tam quan (Nguồn: Sưu tầm)

Trên hai cột của cổng tam quan có chạm khắc hai câu đối bằng chữ Hán với ý nghĩa luôn nồng nhiệt chào đón những tâm hồn hướng về đạo Phật về đây lễ bái và cầu bình an.

5.4. Mái chùa hình bánh

Trong kiến trúc của chùa Nam Bộ, mái chùa hình bánhcũng là nét đặc trưng thường thấy. Mái chùa Giác Lâm có bốn vạt (hai vạt dài, hai vạt ngắn) và sống mái thẳng, bên trên đỉnh mái chùa là biểu tượng “lưỡng long tranh châu” phổ biến xuất hiện trên nhiều mái chùa Việt Nam.

mái bánh ú chùa giác lâm

Mái chùa hình bánh ở chùa Giác Lâm (Nguồn: Sưu tầm)

5.5. Chính điện

Đây có thể nói là kiến trúc độc đáo nhất của chùa Giác Lâm được xây dựng theo kiểu nhà cổ với cấu trúc một gian hai chái và 4 trụ chính (tứ trụ).

chính điện chùa giác lâm

Chính điện chùa Giác Lâm (Nguồn: Sưu tầm)

Tứ trụ này thể hiện ý nghĩa “tiên bái Phật, hậu bái Tổ”. Dạo quanh không gian bên trong chính điện, bạn sẽ cảm nhận được sự uy nghiêm bề thế bởi:

  • Chính điện có diện tích khá rộng: Chiều rộng 22m, chiều dài 65m.
  • Bên trong điện, tổng cộng có 56 cây cột lớn màu nâu sẫm, đều được chạm khắc câu đối chữ Hán, sơn son thếp vàng kỳ công với những hình ảnh tứ linh, tứ quý, hoa điểu, …
  • Ở trung tâm chính điện, nổi bật là bức tượng Phật với các vị bồ tát bằng gỗ hàng trăm năm tuổi, được đặt ngăn ngắn trên bàn Tam bảo. Xung quanh chính điện có 113 bức tượng (7 tượng đồng, còn lại là các tượng gỗ được chạm khắc tinh xảo) tạc các vị như: Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Quan Thế Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, …
  • Ấn tượng nhất là trên đỉnh tường nơi chính điện được trang trí với hơn 6.000 đĩa được nung tại lò gốm Lái Thiêu, Bình Dương và một số có nguồn gốc ở Nhật Bản, Trung Quốc. Ngoài ra, tháp tổ Hồng Hưng cạnh bên chính điện cũng có hơn 1.000 đĩa trang trí khác, nâng tổng số đĩa trang trí lên con số hơn 7.000 đĩa. Với số lượng này, tổ đình Giác Lâm đã lập nên kỷ lục là ngôi chùa sở hữu số lượng đĩa trang trí nhiều nhất tại Việt Nam.

5.6. Sau chính điện

Nằm sau khu chính điện là khu vực đặt bàn thờ Tổ để thờ cúng các vị trụ trì của chùa Giác Lâm. Và đối diện của bàn thờ Tổ, chùa bố trí bàn thờ các vị Phật như Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà và Thập Điện Diêm Vương.

sau chính điện chùa giác lâm

Bàn thờ Tổ khu vực sau chính điện (Nguồn: Sưu tầm)

Ngoài ra, khi tham quan khu vực sau chính điện bạn sẽ thấy nằm sau gian thờ Tổ chính là khu giảng đường. Đây là nơi chia sẻ kiến thức Phật giáo và tổ chức các sự kiện vào những dịp lễ lớn của Phật giáo. Trước đây vào thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đây cũng là nơi bí mật được sử dụng để nuôi cán bộ anh dũng đứng lên cứu nước.

6. Tham quan gì ở Chùa Giác Lâm Hồ Chí Minh?

Chùa Giác Lâm Hồ Chí Minh là nơi sở hữu nhiều công trình kiến trúc đồ sộ và các hiện vật mang giá trị lịch sử vô cùng độc đáo.

6.1 Bảo tháp Xá Lợi

Đây là khu tháp mộ cổ được khá nhiều du khách lựa chọn tham quan khi đến chùa Giác Lâm gồm 7 tầng, cao 32.7m với diện tích hơn 600m2 được xây hướng về phía Bắc.

bảo tháp xá lợi chùa giác lâm

Bảo Tháp Xá Lợi hình lục giác tại chùa Giác Lâm (Nguồn: Sưu tầm)

Bảo tháp Xá Lợi được kiến trúc sư Vĩnh Hoằng dành tâm sức thiết kế và bắt đầu xây dựng vào năm 1970. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng gặp một số vấn đề nên năm 1975 nên công trình bị tạm dừng và đến năm 1993 mới được tiếp tục xây dựng. Và mãi đến năm 1994, bảo tháp mới chính thức được hoàn thành.

6.2 Ba khu tháp mộ cổ

Đây là nơi chôn cất và thờ phụng dành cho các thiền sư, hòa thượng hoặc các tu sĩ có mong muốn được yên nghỉ tại nơi đây. Ba khu tháp này cũng rất lâu đời được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX – XX.

6.3 Sách cổ tạng bản và Kinh sách của Phật giáo

Như Timnhanh.com.vn đã chia sẻ trước đó, chùa Giác Lâm TP HCM có lịch sử lâu đời gần 300 năm là nơi đào tạo kiến thức Phật giáo từ thế kỷ XIX. Trong thời kỳ kháng Mỹ & Pháp, chùa trở thành nơi bí mật nuôi giấu các nhà hoạt động cách mạng.

sách cổ tại chùa giác lâm

Chùa Giác Lâm có lưu trữ nhiều sách và kinh cổ (Nguồn: Sưu tầm)

Cũng nhờ không nằm trong khu vực chiến tranh “máu lửa” mà chùa còn giữ được nhiều sách cổ và kinh sách Phật giáo xưa kia. Nếu ghé thăm chùa Giác Lâm, bạn đừng quên ghé qua để chiêm ngưỡng nhé !

đông đô airport
Đông Đô Airport
tân bình hotel
Tân Bình Hotel
h79 hotel
H79 Hotel

6.4 Một số hiện vật và pho tượng quý

Mang đậm nét văn hóa Nam Bộ, chùa Giác Lâm có nhiều công trình kiến trúc và hiện vật nổi bật như:

  • Khoảng 119 bức tượng Phật bằng gỗ có tuổi đời hàng trăm năm hoặc bằng đồng như: Tượng Thích Ca, Thích Ca sơ sinh, 2 pho tượng Thập Bát La Hán, tượng Ngũ Hiền,…
  • Một số công trình chạm khắc trên gỗ quý ấn tượng như: 23 Bao lam chạm lộng, 23 bức hoành phi, 88 câu đối thếp vàng, khoảng 46 bàn thờ và các đồ thờ cổ, …
  • Ngoài ra, bạn có thể tham quan kiến trúc mái chùa hình bánh với lối kiến trúc chữ Tam (1 gian 2 chái) đặc trưng chùa Nam Bộ, … khi đến tham quan nơi đây.

7. Các hoạt động thú vị ở chùa Giác Lâm Tân Bình

Là một trong các ngôi chùa lâu đời của Phật giáo, hằng năm chùa Giác Lâm Tân Bình sẽ tổ chức nhiều hoạt động nổi bật vào các dịp lễ lớn thu hút nhiều du khách và Phật tử đến hành hương lễ bái. Do vậy, các bạn hãy đến thăm chùa vào các dịp lễ đặc biệt như lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch), lễ Phật Đản (rằm tháng 4 âm lịch), rằm tháng giêng để thử trải nghiệm những hoạt động này nhé !

lễ phật tại chùa giác lâm

Lễ Phật vào các dịp lễ lớn trong năm (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, chùa còn là nơi đào tạo về Phật giáo với các khóa tu tại chùa được các thầy thuyết giảng về đạo Phật và rèn luyện bản thân. Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm các hoạt động tín ngưỡng khác tại đây như xem ngày cưới tại chùa Giác Lâm, xin chữ cầu may, xin xăm, …

8. Lưu ý khi tham quan chùa Giác Lâm Sài Gòn

Cũng giống như các địa điểm tâm linh khác, khi đến chùa Giác Lâm TP.HCM bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ cúng đồ chay, tuyệt đối không sắm lễ mặn như thịt, hải sản, … khi dâng hương.
  • Trang phục kín đáo lịch sự hoặc đồ lam dành cho lễ chùa, không ăn mặc hở hang gây phản cảm nơi cửa Phật.
  • Giữ trật tự, đi nhẹ nói khẽ và giữ vệ sinh trong khuôn viên chùa.
  • Không tạo dáng, chụp ảnh bằng cách trèo lên tượng Phật hoặc đụng chạm làm tổn hại đến các hiện vật trong chùa.
  • Không dẫm đạp cây cổ hoặc di chuyển bàn ghế trong chùa nếu chưa được sự đồng ý của chùa.
  • Nếu muốn quay phim, chụp hình, bạn hãy xin phép để nhận sự đồng ý của ban quản lý nhà chùa.

9. Ăn gì khi đến chùa Giác Lâm?

Bên cạnh tham quan và lễ bái Phật thì thưởng thức các món ngon gần chùa Giác Lâm cũng là một hoạt động thú vị được nhiều du khách yêu thích. Các món ăn nổi bật được nhiều du khách lựa chọn khi đến chùa phải nhắc đến các món: Cơm tấm chùa Giác Lâm, bánh mì chay, bánh ướt, …

  • Quán Cơm Chay Việt: Số 672 Lạc Long Quân, Phường 9, Q. Tân Bình
  • Quán Bánh Ướt Chay: Số 567 Lạc Long Quân, Phường 9, Q. Tân Bình
  • Quán Hoa Cau: Số 801/30 Lạc Long Quân, Phường 10, Q. Tân Bình
bánh ướt chay gần chùa giác lâm

Quán Bánh ướt chay gần chùa Giác Lâm (Nguồn: Sưu tầm)

Trải qua gần 300 năm, chùa Giác Lâm TP.HCM đã trải qua bao đợt trùng tu nhưng vẫn giữ nét kiến trúc văn hóa chùa chiền Việt Nam nói chung và chùa Nam Bộ nói riêng. Ghé chùa Giác Lâm Tân Bình, bạn sẽ có thể chìm đắm trong không gian thanh tịnh, nhiều cây xanh, tiếng chuông chùa xóa tan mọi căng thẳng của cuộc sống xô bồ hối hả của thành phố “không ngủ” Sài Gòn. Đồng thời, bạn còn có thể tìm hiểu lịch sử, văn hóa và kiến trúc xa xưa khi tham gia lễ bái, hành hương với tâm hồn hướng đạo.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin về chùa Giác Lâm trước khi ghé qua nơi đây. Nếu trong thời gian sắp tới bạn có kế hoạch tiếp tục tham quan các ngôi chùa đẹp ở TPHCM thì hãy tải ngay ứng dụng đặt phòng Timnhanh.com.vn để chọn cho mình một căn phòng thật ưng ý nhé !

link tải app go2joy trên iosgo2joy android application

 

Tổng hợp từ: https://go2joy.vn/blog/chua-giac-lam/

Bài viết có hữu ích?