Trong lòng Sài Gòn có rất nhiều cảnh chùa vô cùng đổi nổi tiếng thu hút nhiều du khách đến tham quan và lễ Phật. Mỗi chùa mỗi cảnh, có nơi thì sở hữu diện tích vô cùng rộng lớn cùng lối kiến trúc hiện đại tân thời. Có nơi thì nổi tiếng linh thiêng với những pháp khí quý báu mang giá trị lịch sử. Riêng chùa Bà Thiên Hậu toát lên sự hoài cổ của lối kiến trúc chùa chiền Trung Hoa làm nhiều du khách tò mò muốn đến khám phá và chiêm bái. Các bạn hãy cùng Timnhanh.com.vn tìm hiểu đôi nét về cố tự lâu đời này nhé !
Xem thêm:
- Thảo Đường Thiền Tự
- Chùa Phật Bốn Mặt quận 8
- Chùa Bửu Long quận 9
1. Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu ?
Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc ở số 710 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, Hồ Chí Minh trong khu trung tâm Chợ Lớn nên còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn.
Nằm kế bên ngôi chùa là nơi những người Hoa đến từ Quảng Đông Trung Quốc tụ họp lại được gọi là Hội Quán Tuệ Thành. Đi thêm tầm 7km nữa là sẽ đến phố đi bộ Nguyễn Huệ có rất nhiều hoạt động vui chơi và giải trí thường xuyên diễn ra.
2. Di chuyển đến Chùa Bà Thiên Hậu
Miếu Bà Thiên Hậu có vị trí vô cùng đắc địa nằm gần Chợ Lớn không ai là không biết nên chắc chắn việc tìm đường đến cổ tự này sẽ không làm khó được du khách đến tham quan và chiêm bái.
Tuy nhiên việc xác định hướng đi đến chùa còn phụ thuộc vào xuất phát điểm của từng người nên cách tốt nhất là bạn nên tham khảo qua gợi ý từ Google Map để chọn cho mình cung đường thuận tiện nhất.
3. Thời gian mở cửa Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu bắt đầu mở cửa đón du khách từ thập phương đến tham quan xuyên suốt từ thứ 2 đến chủ nhật theo 2 khung giờ chính:
- Buổi sáng: 06:00–11:30
- Buổi chiều: 13:00–16:30
Đặc biệt vào những ngày lễ, Tết thì thời gian đón khách của nhà chùa sẽ có sự thay đổi nên các bạn cần lưu ý để sắp xếp lịch trình di chuyển của mình một cách hợp lí.
4. Nguồn gốc chùa Bà Thiên Hậu quận 5
Miếu Bà Thiên Hậu là một trong những cổ tự của người Hoa lâu đời nhất ở Sài Gòn và trở thành một địa điểm du linh vô cùng nổi tiếng được nhiều du khách từ thập phương đến tham quan và chiêm bái.
Có thể nói ngôi cổ tự này có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa và tinh thần của cộng đồng người hoa đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM cũng như người Việt sống trên địa bàn thành phố.
5. Sự tích Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu
Bà Thiên Hậu có tên thật là Lâm Mặc Nương sinh vào ngày 23/03/1044 ở đảo Mi Châu, Phúc Kiến. Từ khi sinh ra bà đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người do tận 14 tháng bà mới được hạ sinh. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng bà đã bộc lộ được khả năng thiên bẩm ở rất nhiều lĩnh vực. Người Hoa thờ phụng Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu để bày tỏ lòng biết ơn thành kính vì đã phù trợ họ trong chuyến hành trình đi từ Quảng Đông, Trung Quốc tới Việt Nam an toàn và thuận lợi.
Bên cạnh đó họ còn có niềm tin rằng nhờ có sự hiển linh phù trợ của bà nên họ mới có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại để an cư lạc nghiệp. Trong quá trình người Hoa đến và sinh sống ở Việt Nam thì văn hóa tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu cũng theo đó du nhập dẫn đến sự ra đời của nhiều ngôi chùa như Bà Thiên Hậu Bình Dương, chùa Bà Thiên Hậu Võ Văn Kiệt,…
Một số khách sạn nghỉ dưỡng lý tưởng ở quận 5 mà Timnhanh.com.vn đề xuất cho bạn:
- Golda Hotel
- Valentine Hotel
- Thanh Ngọc Hotel
6. Lịch sử chùa Bà Thiên Hậu
Vào năm 1760 (thể kỷ 18), một nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành đã quyên góp tiền bạc và công sức để xây dựng nên chùa Bà Thiên Hậu.
Trải qua 261 năm lịch sử, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo nhưng vẫn giữa được nét kiến trúc độc đáo như thuở ban đầu. Vào ngày 07/01/1997, Miếu Bà Thiên Hậu chính thức được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
7. Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng theo lối kiến trúc hình ấn bao gồm tổ hợp của 4 gian nhà kết nối lại với nhau sắp xếp theo hình chữ “quốc” hoặc chữ “khẩu”.
7.1 Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu
Tiền điện chùa Bà Thiên Hậu thờ phụng tượng Phúc Đức Chánh thần ở phía bên phải và tượng Môn Quan Vương Tả ở phía bên trái.
Ngoài ra tiền điện còn trưng bày các bia đá ghi chép về truyền thuyết Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng các bức tranh khắc họa Bà đang hiển linh trên sóng nước.
7.2 Trung điện chùa Bà Thiên Hậu
Ở trung điện của Miếu Bà Thiên Hậu có trưng bày bộ lư “Phát Lam” từ thời vua Quang Tự năm 1886 bao gồm 5 món được chạm trổ những đường nét hoa văn vô cùng tinh xảo.
Hai bên là chiếc kiệu cổ cùng chiếc thuyền rồng cổ được sơn son thếp vàng. Tất cả những vật dụng trên được dùng để thỉnh Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu hiển linh trong ngày vía Bà.
7.3 Chính điện (hậu điện) chùa Bà Thiên Hậu
Đến chính điện cũng tức là bạn đã đến Thiên Hậu Cung được chia làm 3 gian. Gian chính giữa thờ phụng Thiên Hậu Thánh Mẫu được tạo tác từ khối gỗ Danh Mộc cao 1m.
Phía bên phải thờ tượng Kim Hoa Nương Nương và bên trái thờ tượng Long Mẫu Nương Nương. Hai gian phụ đặt các bức tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng và Thần Tài. Tất cả các pho tượng thờ trong chính điện đều được khoác áo thêu trang nghiêm lộng lẫy.
7.4 Bảo vật quý giá ở chùa Bà Thiên Hậu
Khi đến tham quan chùa Bà Thiên Hậu bạn sẽ không khỏi ấn tượng trước những bảo vật quý báu mang giá trị lịch sử lâu đời. Ngôi chùa này hiện đang sở hữu gần 400 món đồ cổ cùng các bức họa đắp nổi hình tứ linh Long – Ly – Quy – Phụng vô cùng sống động.
Không những thế phần mái hiên, nóc nhà và vách tường chùa đều có đính tượng, phù điêu bằng gốm nung giống trong điển tích của Trung Quốc. Bên cạnh đó Miếu Bà Thiên Hậu còn trưng bày rất nhiều đỉnh trầm, lư trầm và lư hương cổ cùng 10 bức hoành phi, bia đá, 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 2 chuông nhỏ, 23 câu đối, 41 tranh nổi được tạo tác với những đường nét hoa văn vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo.
8. Chùa Bà Thiên Hậu quận 5 có gì thú vị ?
Do nằm cạnh Chợ Lớn nên chùa Bà Thiên Hậu còn thường được người dân địa phương gọi với cái tên thân quen là chùa Bà Chợ Lớn. Ngôi chùa mang nét bí ẩn trầm mặc nên đã gây không ít sự tò mò của nhiều du khách gần xa.
8.1 Không gian hoài cổ tha hồ check in
Chùa Bà Thiên Hậu không chỉ hấp dẫn du khách qua lối kiến trúc độc đáo thể hiện sự uy nghiêm xen lẫn huyền bí mà còn bởi không gian chùa thanh tịnh cùng vẻ đẹp hút hồn mọi khách tham quan.
Tiêu biểu cho vẻ đẹp hút hồn đó chính là bức tường gạch phủ đầy những tấm sớ màu hồng khá độc lạ hiếm có ở những địa điểm du lịch tâm linh khác.
8.2 Nơi cầu nguyện và gieo quẻ linh thiêng
Chùa Bà Thiên Hậu không những nổi tiếng linh thiêng cầu được ước thấy mà còn được giới trẻ truyền tai nhau việc đoán biết được những vấn đề trong tương lai qua xin xăm và gieo quẻ.
Điểm đặc biệt làm cho ngôi chùa này khác biệt với những nơi khác chính là cách hành lễ khấn nguyện. Khi muốn cầu xin một điều gì đó, thay vì thắp nhang thì bạn sẽ đọc bài văn khấn chùa Bà Thiên Hậu hoặc ghi những nguyện vọng mong ước của mình lên giấy và treo cùng vòng nhang để xin Bà.
8.3 Lễ hội “vía Bà” lớn nhất Sài Gòn
Hằng năm vào này 22 đến 24/03 âm lịch sẽ diễn ra lễ vía Bà Thiên Hậu thu hút rất nhiều người Hoa và người Việt đến chiêm bái làm cho không gian chùa trở nên náo nhiệt hơn so với ngày thường.
Vào ngày này, tượng Bà Thiên Mẫu được đặt lên kiệu và rước vòng quanh chùa cùng hoạt động múa lân sư rồng và biểu diễn nghệ thuật vô cùng sôi động.
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu đôi nét về chùa Bà Thiên Hậu của người Hoa vô cùng lâu đời trong lòng Sài Gòn. Bên cạnh ngôi cổ tự này vẫn còn rất nhiều địa điểm thú vị khác đang chờ bạn khám phá. Nếu trong thời gian sắp tới bạn có kế hoạch tham quan các ngôi chùa đẹp ở TPHCM thì hãy nhanh tay tải ngay ứng dụng đặt phòng Timnhanh.com.vn để có được nơi dừng chân lý tưởng một cách nhanh chóng và đơn giản nhé !