Vào những ngày đặc biệt của năm, như ngày tết nguyên đán thì các món ăn không chỉ là một bữa ăn nhỏ hàng ngày. Những món ngon ngày tết, còn mang đến nhiều ý nghĩa đặc biệt. Theo phong tục truyền thống, ngày tết sẽ có các món ăn đặc trưng riêng vào ngày đầu năm mới. Một bữa cơm nhỏ trong ngày tết, chắc chắn sẽ không thiếu được những món ngon ăn hoài không ngán. Các bạn hãy cùng Timnhanh.com.vn tìm hiểu về các món ngon nấu trong dịp tết qua những thông tin sau.
Xem thêm:
- Các món chế biến từ thịt lợn
- Món xào ngon làm cỗ
- Thịt nai nấu món gì ngon
1. Gà luộc
Thịt gà không chỉ là món ăn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng. Đây còn là món ăn có giá trị trong văn hóa tâm linh, văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt. Trong mâm cơm, mâm cỗ ngày tết, không thể nào thiếu đi món gà luộc, một món ăn quen thuộc đặc trưng của ngày đầu năm mới.
Bên cạnh bánh chưng, dưa hành, thịt mỡ, món gà luộc mang đến sự đa dạng hấp dẫn cho bữa ăn. Dù chỉ là một món ăn đơn giản, thế nhưng món gà luộc lại mang đến nhiều ý nghĩa thể hiện sự sung túc, mong cầu những điều may mắn trong một năm tới.
2. Canh khổ qua
Trong những dịp đầu năm mới, ở các mâm cơm của gia đình miền Nam thì món canh khổ qua luôn xuất hiện. Đây là món ăn truyền thống trong dịp năm mới giúp bữa ăn thêm ngon miệng mà còn thể hiện những giá trị tinh thần.
Khổ qua được nhồi thêm thịt bên trong tạo nên hương vị tuyệt vời và có nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó thì món canh này còn mang đến ý nghĩa cầu những niềm vui, may mắn và mong cho những điều khổ đều qua đi.
3. Thịt đông
Trong những món ngon ngày tết, thịt đông cũng là món ăn được nhiều người ưa chuộng không chỉ xuất hiện trong các mâm cơm gia đình mà còn trên những mâm cỗ. Có thể xem món thịt đông cũng là một món ăn truyền thống trong dịp này.
Món ăn ngon lạ miệng này mang hương vị hấp dẫn có thể ăn kèm với nhiều món ăn để tránh ngán ngày đầu năm mới. Thịt đông có vị mềm, màu trong veo của mỡ cùng với mộc nhĩ thịt lợn. Một đĩa thịt đông trên mâm cơm làm cho không khí tết lan tỏa khắp mọi nhà.
4. Canh bóng bì lợn
Vào những ngày tết ở miền Bắc, món canh bóng bì lợn là món không thể thiếu trên các mâm cơm hay các mâm cỗ của các gia đình Hà Nội xưa. Hương vị của món ăn này thơm lừng mang nhiều giá trị dinh dưỡng.
Món canh có hương vị thanh mát, vị thịt mọc dai đai, béo béo với bóng bì sần sật cùng với các loại nấm rau củ tạo nên một món ăn trọn vị cho ngày tết. Tuy có nhiều nguyên liệu nhưng việc chế biến lại không quá khó và các nguyên liệu phổ biến.
5. Chè kho
Vào những ngày đầu năm mới, thưởng thức nhiều món tráng miệng thì không thể nào thiếu được món chè kho. Đây là một món ăn truyền thống thường xuất hiện trong ngày tết cổ truyền của người Việt với hương vị thơm ngon thanh mát.
Món ăn này, là món đặc trưng trong dịp tết của người Hà Nội. Hương thơm của đậu xanh, thảo quả, mè tạo nên một hương vị khó quên. Thưởng thức món chè này, cùng với một ấm trà ngày đầu năm mới thì còn gì tuyệt vời bằng.
6. Nem chua
Xuất hiện trong dịp tết không thể nào thiếu đi món nem chua cùng với chả lụa thường xuất hiện trên các mâm cỗ cúng tổ tiên và mâm cơm gia đình. Món ăn tết này cũng được rất nhiều người yêu thích với hương vị chua chua, sần sựt tạo vị lạ miệng trong những ngày đầu năm.
Một đĩa nem chua được cắt thành từng khoanh tròn bày ra đĩa cùng với những tép tỏi mang đến không khí tết tràn ngập. Đặc biệt, những ngày tết thường có nhiều món thịt mỡ dễ gây ngán. Món ăn này sẽ trung hòa lại giúp chống ngán cũng như có được món ngon cho bữa ăn gia đình.
7. Thịt heo ngâm mắm
Một trong những đồ ăn ngày tết, không thể thiếu ở bất kỳ gian bếp nào đó chính là món thịt heo ngâm mắm tuy lạ miệng những lại hấp dẫn khó quên. Trước những ngày tết, các bà nội trợ sẽ chuẩn bị để làm món ăn này, dùng dần trong dịp tết, tạo nên sự đa dạng cho các món ngon ngày tết.
Đây là món ăn đặc trưng của vùng đất miền Trung thường được mọi người chuẩn bị trong ngày đầu năm mới. Thế nhưng ngày nay món ăn này đã trở nên phổ biến, rất nhiều gia đình chuẩn bị món ngon này. Từng phần thịt heo săn chắc được ngâm với nước mắm tạo sự đậm đà, ăn kèm với cơm hay bánh chưng tạo vị đúng chuẩn.
8. Lạp xưởng
Đối với các gia đình miền Nam trong những món ngon ngày tết không thể thiếu món lạp xưởng. Mặc dù món ăn này có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng đã trở nên quen thuộc với người Việt. Nhất là trong những ngày tết trên các mâm cơm không thể thiếu món ăn này.
Lạp xưởng có màu đỏ, vị béo béo của thịt mỡ dai dai sần sật có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như chiên, hấp, xào… Màu đỏ của lạp xưởng mang ý nghĩa may mắn trong ngày tết nên mang những ý nghĩa lớn về tinh thần.
9. Tôm chua
Một món ăn bình dị nhưng lại không thể thiếu trong món ăn ngày tết Việt Nam đó chính là món tôm chua dân giã của người Huế. Món ăn này đã dần trở nên phổ biến xuất hiện trong ngày tết ở mọi mâm cơm gia đình mang đến những hương vị hấp dẫn để có bữa ăn ngon miệng.
Món tôm chua mang hương vị chua thanh, vị ngọt, vị cay của các loại gia vị có thể ăn kèm với các món luộc, cuốn bánh tráng, làm gỏi… Bạn cũng có thể tự chế biến món tôm chua cực kỳ đơn giản nhưng lại có thêm món ăn cho ngày tết.
10. Chả giò
Chả giò mặc dù không quá đặc biệt nhưng cũng là một món ăn không thể thiếu trong ngày tết. Dù ở miền nào thì món ăn này cũng xuất hiện trong những ngày đầu năm. Những cuốn chả giò thơm ngon giòn rụm khiến bữa ăn thêm đa dạng phong phú.
Đặc biệt, món ăn này cũng được sử dụng trong mâm cỗ của các gia đình Việt. Thông thường việc chuẩn bị nấu ăn ngày tết sẽ luôn có món này. Dù đơn giản nhưng món ăn này lại có phần nhân nhiều nguyên liệu tạo nên sự hấp dẫn khó quên.
11. Chả lụa
Chả lụa là một món ăn ngày tết không thể thiếu trong những mâm cơm gia đình. Người ta có thể thiếu rượu mừng nhưng món chả này lại rất quan trọng để làm quà biếu vào mỗi dịp Tết đến.
Chả lụa rất dễ kết hợp với nhiều món ăn khác nhau như cơm, bánh chưng, xôi, bánh mì… để tăng thêm hương vị hoặc thậm chí là ăn không với muối tiêu. Sự kết hợp của chả và nem chua là hai món ăn làm nên hương vị ngày tết.
12. Canh măng
Trong những ngày đầu năm mới khi tiết trời se lạnh thì với bát canh măng nóng hổi còn gì tuyệt vời bằng. Món ăn này là món đặc trưng truyền thống của nhiều gia đình Việt trong ngày tết.
Hương vị thơm ngon của món canh đến từ sự kết hợp bởi vị béo của giò heo cùng vị măng thơm ngon. Món ăn này cần phải nấu trong một thời gian khá lâu để măng chín và khoanh giò mềm. Đặc biệt là món canh này có thể dùng trong cả 3 ngày tết nên khá tiện lợi.
13. Thịt kho tàu
Vào dịp tết, nhà nhà người người đều chuẩn bị món thịt kho tàu. Đây là món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng khi du nhập vào Việt Nam đã trở thành món ăn truyền thống. Món ăn quen thuộc với người Việt đến nỗi cứ thấy thịt kho là thấy Tết về, quen thuộc đến mức cứ mỗi mùa tết về là thịt heo lại tăng giá do cung không đủ cầu.
Ở giữ mâm cơm được bày biện tươm tất là một nồi thịt kho tàu thơm ngon, hấp dẫn cả gia đình. Món ăn này có sự kết hợp của thịt ba rọi, trứng gà, nước dừa… Hương vị thơm ngon, đậm đà của món ăn này có thể ăn với cơm vô cùng bắt vị.
14. Dưa món
Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về sự phổ biến của món ăn này trong ngày tết. Dưa món là một loại thức ăn ngày tết luôn có mặt trong mọi mâm cỗ, mâm cơm của gia đình Việt. Đây cũng là một trong những món ăn truyền thống lâu đời.
Vào những ngày giáp tết, nhà nhà đều chuẩn bị củ cải, đem phơi trước hiên nhà. Tạo nên một không khí vui vẻ, nhộn nhịp trong các ngày giáp tết. Các loại củ cải, đu đủ, su hào, sẽ được ngâm với nước mắm để cho thấm và dùng dần. Món ăn này thường dùng kèm với bánh chưng, bánh tét, tạo nên hương vị hấp dẫn vô cùng.
15. Gỏi cuốn
Không chỉ có ngày thường mà vào dịp tết thì món gỏi cuốn là món ăn vô cùng hấp dẫn. Chỉ cần nói tên thôi thì mọi người cũng biết đây là món ăn đặc trưng của nơi nào. Tại khu vực Nam Bộ, các cuốn gỏi cuốn tôm thịt luôn xuất hiện trong mâm cơm, mâm cỗ.
Màu đỏ óng ánh của những chú tôm, mang đến món ăn hấp dẫn. Sự kết hợp nhiều nguyên liệu cũng đại diện cho sự đủ đầy, sung túc mà ai cũng mong muốn. Chính vì vậy, đây là một món ăn không thể thiếu trong ngày đầu năm bên cạnh các món ăn đặc trưng khác.
16. Củ kiệu tôm khô
Trong những ngày tết, thịt mỡ dưa hành là món ăn đặc trưng không thể thiếu. Tuy nhiên, bên cạnh các món ăn chính cũng không thể nào thiếu đi những món ăn kèm đó là tôm khô củ kiệu.
Món tôm khô củ kiệu này luôn xuất hiện trên các mâm cỗ, mâm cơm dâng lên ông bà tổ tiên. Món ăn này rất đơn giản, dễ làm và là một món ăn chống ngán rất hữu dụng.
17. Xôi gấc
Trong ngày tết cổ truyền, ngoài việc chào đón năm mới thì ngày này còn có ý nghĩa quan trọng với tất cả mọi người Việt. Bởi nhân dịp đầu năm mới thì ai cũng đều mong cầu sự may mắn, sự hạnh phúc, sung túc cho gia đình. Chính vì vậy, các món ăn không chỉ ngon mà còn phải mang đến ý nghĩa cầu chúc điềm lành.
Xôi gấc chính là một trong những món ăn có nhiều ý nghĩa trong ngày tết. Món xôi gấc với màu đỏ óng ánh tượng trưng cho sự thịnh vượng và những điều may. Hơn nữa, xôi gấc còn mang đến món ngon hấp dẫn trong bữa cơm những ngày đầu năm mới.
18. Bánh chưng
Nhắc đến món ăn ngày tết thì không thể nào thiếu món bánh chưng truyền thống lâu đời mang hương vị thơm ngon. Đây cũng là món ăn đại diện cho nền ẩm thực phong phú đa dạng của người Việt Nam. Thì theo các truyền thuyết, món ăn này tượng trưng cho sự hài hòa của trời và đất, một nét đẹp của văn hóa tín ngưỡng lâu đời.
Vào những ngày tết, cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức đĩa bánh chưng thì còn gì tuyệt vời bằng. Món này dần được biến tấu thành nhiều món khác nhau nếu còn thừa sau những ngày tết như bánh chưng chiên, pizza bánh chưng, cháo bánh chưng,…
19. Bánh tét
Cùng với bánh chưng thì bánh tét cũng là một món ăn đại diện cho ngày tết cổ truyền của người Việt. Món ăn này góp phần quan trọng trong việc tạo nên không khí tết trên các mmâm cỗ của mọi gia đình. Bánh tét cũng tượng trưng cho nhiều ý nghĩa đặc biệt của văn hóa Việt xa xưa.
Bánh tét lại có hình tròn có cách làm phức tạp hơn bánh chưng. Gói bánh tét cần phải chặt tay để bánh không bị bung nát. Bánh tét có nhiều loại nhân tùy thuộc vào mỗi một vùng miền như chuối, đậu xanh thịt heo,…
20. Dưa giá
Bên cạnh dưa hành, củ kiệu, dưa món thì dưa giá cũng là một món ăn đặc trưng của ngày tết. Món ăn này thường được chuẩn bị trước tết, ngâm giấm để sử dụng dần trong 3 ngày tết. Dưa giá có vị chua ngọt, giòn của giá để ăn cùng với bánh chưng, thịt kho.
Dưa giá là món ăn giải nhiệt chống ngán trong ngày tết có thể ăn với cơm cùng nước mắm, cuốn bánh tráng hoặc ăn với nhiều món khác. Mặc dù chỉ là một món ăn kèm nhưng lại là món không thể thiếu trong ngày đặc biệt của năm .
Món ngon ngày tết của Việt Nam vô cùng đa dạng mang những giá trị về tinh thần rất lớn. Trong ngày tết, những món ăn này đều đóng vai trò rất quan trọng trong mâm cỗ, mâm cơm gia đình. Nếu bạn đang chuẩn bị hành trình đi du lịch để khám phá các món ăn nổi tiếng của Việt Nam mà chưa biết ở đâu hãy tải ứng dụng Timnhanh.com.vn để đặt phòng khách sạn với các thao tác đơn giản để bạn có được phòng ưng ý.