Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D, người bị loãng xương cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng như loại trừ các loại thực phẩm cần tránh khi bạn bị loãng xương.
Thực phẩm chế biến sẵn
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhóm thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt dê, thịt cừu và thịt đã qua chế biến đều có liên quan đến mật độ khoáng trong xương cũng như làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về xương, khớp. Nhiều bệnh nhân mắc viêm khớp, sưng khớp, thoái hóa cũng được khuyên không nên dùng thịt màu đỏ.
Ngoài thịt đỏ thì các thực phẩm đóng hộp hay được chế biến sẵn chứa nhiều hàm lượng muối và chất béo. Điều này hoàn toàn không tốt cho người bị loãng xương. Nếu dùng quá nhiều, xương của bạn sẽ càng bị thiếu hụt canxi trầm trọng và các cơn đau nhức có thể diễn ra thường xuyên hơn. Vậy nên, thịt qua chế biến là nhóm thực phẩm cần tránh khi bạn bị loãng xương.
2. Rượu, bia
Các chuyên gia dinh dưỡng cùng các nhà khoa học luôn cảnh báo về tác hại khi dùng nhiều rượu bia. Đối với người khỏe mạnh, đây là nhóm thực phẩm gây hại trực tiếp đến hệ tiêu hóa cơ thể. Với người loãng xương, uống nhiều rượu bia còn khiến sức khỏe người bệnh giảm sút trầm trọng.
Rượu và bia khi được thu nạp nhiều trong cơ thể sẽ vô tình dẫn đến tình trạng mất cân bằng canxi và cản trở quá trình sản xuất vitamin D tự nhiên bên trong cơ thể. Thậm chí, nhiều nghiên cứu còn nói rằng người nghiện rượu nặng còn có thể làm tăng quá trình phân hủy xương và giảm nhanh quá trình hình thành xương.
3. Thực phẩm nhiều muối và đường
Cũng giống như thịt chế biến sẵn, các loại thức ăn và nước uống chứa nhiều muối và đường cũng là nhóm thực phẩm cần tránh khi bạn bị loãng xương. Ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể bạn hao hụt lượng lớn canxi khi đi bài tiết. Với đường, nếu bạn dùng quá nhiều sẽ làm giảm quá trình sản xuất canxi và tăng sự “đào thải” canxi ra ngoài thông qua nước tiểu. Thậm chí, dùng quá nhiều thực phẩm có đường còn gây suy yếu cho xương nhanh chóng hơn.
Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng muối để tốt cho sức khỏe của xương khớp nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn là người đam mê dùng đồ ngọt, bạn có thể dùng một số loại đường dành cho người ăn kiêng hoặc thay thế bánh kẹo ngọt bằng loại bánh giúp giảm cân, không chứa đường.
4. Nhóm thực phẩm chứa oxalat
Oxalat là nhóm chất được tìm thấy trong rất nhiều loại rau củ quả hàng ngày bạn sử dụng. Ngoài ra, trong socola thơm ngon cũng có chứa thành phần này. Tuy nhiên, theo thời gian nếu bạn dùng thực phẩm có oxalat sẽ dần mất đi canxi trong xương khớp, mật khoáng xương kém hơn và dễ hình thành các bệnh lý về xương khớp. Một số thực phẩm có chứa oxalat là các loại rau xanh, các loại đậu như rau lang, rau chân vịt, đậu Hà Lan, đậu lăng, khoai lang,….
Tuy nhiên, vì các loại thực phẩm kể trên cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cho sức khỏe nên không nhất thiết phải loại bỏ chúng khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi bạn luộc hoặc hấp các thực phẩm có nhiều oxalat sẽ giúp làm giảm chất này ra ngoài. Từ đó thích hợp sử dụng cho người bị loãng xương.
5. Caffeine
Caffeine được tìm thấy trong cà phê, socola hay một số loại trà. Đây là chất kích thích và gây nghiện khá cao với nhiều người. Tuy rằng, nó cũng đang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng sẽ không tốt khi dành cho người bị loãng xương sử dụng. Khi dùng quá nhiều caffein sẽ gây nên hiện tượng cản trở chuyển hóa xương. Ngoài ra, còn khiến xương mất sự hấp thụ canxi cần thiết.
Và nếu như bạn là một người nghiện cà phê, bạn chỉ nên dùng các thức uống có caffeine với liều lượng phù hợp, không cao hơn 300mg mỗi ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cũng như bảo vệ xương khớp bạn nên chọn cà phê, trà hay đã được khử caffeine hoặc dùng các loại đồ uống không chứa caffeine khác.
Mời bạn xem thêm các bài viết về sức khỏe khác tại đây:
- 7 thực phẩm mà người bệnh xương khớp nên dùng
- 7 thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên tránh dùng
- 5 thói quen tắm gây hại sức khỏe mà bạn nên dừng lại ngay
Hy vọng bạn đã có cho mình thêm nhiều thông tin bổ ích qua bài viết trên. Hãy tiếp tục theo dõi và đón đọc các bài viết khác trên Timnhanh.com.vn nhé!
Nguồn tham khảo:Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế