Kỹ năng sống dành cho học sinh ở các cấp sẽ có sự khác nhau, cũng như là tiền đề để trẻ có thể phát triển toàn diện. Vậy học sinh cấp 1, cấp 2 và cấp 3 thường cần phải trang bị những kỹ năng sống nào? Hãy cùng tham khảo ngay nội dung chi tiết sau đây nhé.
Các kỹ năng sống dành cho học sinh tiểu học
Đối với học sinh tiểu học, thường các em còn khá nhỏ chưa nhận thức được nhiều điều trong cuộc sống. Vậy nên, việc trang bị những kỹ năng sống từ sớm sẽ giúp con phát triển toàn diện cả thể chất, tinh thần, tâm lý, kiến thức tốt hơn. Dưới đây là một vài kỹ năng quan trọng mà ba mẹ nên trang bị cho các bé:
Kỹ năng lắng nghe
Với học sinh tiểu học, vì độ tuổi còn khá nhỏ nên khả năng tập trung vào mọi thứ thường không được cao. Vậy nên, việc trang bị kỹ năng lắng nghe là phương pháp giáo dục giúp trẻ học được cách chia sẻ, cảm thông, kết nối với mọi người tốt hơn.
Để rèn luyện kỹ năng này, ba mẹ nên:
-
Luôn tạo điều kiện để con nói lên quan điểm của mình, ba mẹ không nên áp đặt suy nghĩ lên trẻ hay ngắt lời trẻ.
-
Ba mẹ nên làm gương cho con bằng cách thể hiện thái độ lắng nghe khi bé trò chuyện.
-
Luôn trò chuyện, tâm sự cùng con để thấu hiểu con hơn.
-
Khuyến khích trẻ đọc sách, đọc truyện thường xuyên để rèn luyện khả năng tập trung, lắng nghe trọn vẹn cả câu chuyện.
Kỹ năng quản lý và kiểm soát cảm xúc của trẻ
Với lứa tuổi trẻ tiểu học thường sẽ có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, cũng như các con chưa biết cách kiểm soát chúng. Vậy nên, ba mẹ nên trang bị cho bé kỹ năng quản lý cảm xúc của mình tốt hơn như:
-
Luôn tạo cơ hội để bé được mô tả cảm nhận của mình về mọi điều bé thấy, cũng như ba mẹ nên thường xuyên quan sát các biểu cảm của con.
-
Luôn cùng con thảo luận về những hoạt động như đọc truyện, phim ảnh, tập thể dục… để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực ở trẻ.
-
Dạy con những điều tốt đẹp, cũng như đưa ra các tình huống thực tế để xem xét cách giải quyết của con.
-
Cùng con chia sẻ, tâm sự giúp con vượt qua những cảm xúc tiêu cực.
Dạy trẻ kỹ năng sống biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
Cảm ơn, xin lỗi chính là những điều thiết yếu mà ba mẹ nên dạy trẻ. Việc hình thành kỹ năng này từ khi còn nhỏ sẽ tạo nên một tương lai tốt đẹp cho con, hình thành lòng vị tha, tôn trọng và biết yêu thương mọi người.
Vậy nên, để dạy bé kỹ năng sống biết nói lời cảm ơn, xin lỗi thì ba mẹ nên:
-
Luôn dạy con nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc với mọi người, dù là người lớn, bằng tuổi hay nhỏ tuổi hơn.
-
Không được đổ lỗi cho bất kỳ ai, luôn biết nhận lỗi, sửa lỗi.
-
Khi bé nhận được sự giúp đỡ từ người khác, luôn bày tỏ lòng biết ơn, mỉm cười trân trọng.
Kỹ năng sống dành cho học sinh tiểu học biết cách tự bảo vệ bản thân
Trẻ tiểu học luôn là đối tượng gặp nguy hiểm. Nguy hiểm luôn đến bất kỳ đâu, thời điểm nào nên ba mẹ cần phải trang bị cho bé những kỹ năng sống tự biết cách bảo vệ bản thân càng sớm càng tốt. Điển hình như:
-
Ba mẹ nên dạy bé tuyệt đối không nói chuyện với người lạ khi không có ba mẹ bên cạnh. Đặc biệt, bạn nên đưa ra những tình huống phát sinh, giải thích nguyên nhân để bé dễ dàng ghi nhớ.
-
Tuyệt đối không được nghe lời hoặc đi theo người lạ khi chưa có sự cho phép của ba mẹ.
-
Dạy bé kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh đáng tin cậy như giáo viên, bác bảo vệ, chú cảnh sát…
-
Dạy bé ghi nhớ thông tin của ba mẹ như địa chỉ nhà, họ tên, số điện thoại…
-
Khi thấy ai đó tiếp cận trẻ cần dạy con phải la lớn, tìm kiếm sự giúp đỡ.
Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Giao tiếp, ứng xử là những kỹ năng sống giúp trẻ dễ dàng kết nối với mọi người, xây dựng mối quan hệ và biết cách diễn đạt cảm nhận của mình với người khác tốt hơn. Vậy nên, để dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, ba mẹ nên đưa ra những tình huống thực tế, cũng như quan sát cách bé giao tiếp với mọi người và hướng dẫn con cần phải làm gì để giao tiếp và ứng xử đúng cách.
Kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh tiểu học
Tư duy sáng tạo là kỹ năng mà bé sẽ tìm ra phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề. Đây được xem là nền tảng để trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai.
Vậy nên, ba mẹ có thể rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo cho bé bằng cách con tham gia nhiều hoạt động mới mà con chưa từng làm như vẽ tranh, học nhạc cụ mới, học toán tư duy hay quan sát mọi vật xung quanh để khám phá những điều mới…
Kỹ năng làm việc nhóm ở trẻ tiểu học
Đối với học sinh cấp 1, với việc trang bị kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp con tăng sự gắn kết, hoà đồng và hiểu được giá trị của sự hợp tác để đạt được thành công.
Vậy nên, để giúp con phát triển kỹ năng này, ba mẹ có thể khuyến khích con tham gia các hoạt động theo nhóm khi vui chơi, học tập, tập luyện thể dục thể thao, các hoạt động ngoại khoá…
Giáo dục giới tính cho trẻ cấp 1
Giai đoạn bé học cấp 1, ba mẹ hoàn toàn có thể dạy con về giới tính để con ý thức hơn trong việc bảo vệ bản thân tránh những mối nguy hiểm về xâm hại tình dục.
Vậy nên, ở giai đoạn này thì ba mẹ có thể giáo dục giới tính cho bé bằng cách giới thiệu các bộ phận trên cơ thể không được để người khác chạm vào, đặt ra những tình huống giả định để xem cách ứng phó của trẻ, kỹ năng tự vệ khi bị xâm hại…
Các kỹ năng sống dành cho học sinh cấp 2
Học sinh cấp 2 hay bậc THCS (12 – 16 tuổi) là độ tuổi đã hình thành được ý thức, nhưng cũng là lứa tuổi có nhiều thay đổi về thể chất, tâm sinh lý và sức khỏe. Đây là độ tuổi dậy thì nên các em thường cần được ba mẹ quan sát nhiều hơn, cũng như trang bị những kỹ năng sống sau đây để giúp bé phát triển theo hướng tích cực hơn:
-
Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Ở độ tuổi này, ba mẹ nên dạy con phải biết cách tự lập hơn thông qua việc tự đi học, nấu ăn, phụ dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, đi chợ… khi không có ba mẹ hỗ trợ.
-
Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời: Ở giai đoạn này, ba mẹ cần phải hỏi về mục tiêu tương lai của con sẽ học trường nào, mong muốn làm gì trong tương lai, ngành nghề yêu thích… để từ đó con có thể lên kế hoạch học tập để theo đuổi mục tiêu đó.
-
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: Với học sinh cấp 2 nên rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian thông qua những thói quen nhỏ nhặt nhất như có thời gian biểu rõ ràng, sắp xếp công việc theo thời gian biểu, luôn đúng giờ…
-
Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc: Với các bé học cấp 2 thường đã bắt đầu dậy thì nên tâm sinh lý có nhiều thay đổi, nên việc rèn luyện kỹ năng điều chỉnh, quản lý cảm xúc rất quan trọng. Vậy nên, ba mẹ cần phải quan sát, cũng như dạy trẻ cần biết cách làm chủ, kiểm soát cảm xúc của mình để tránh khỏi những hành động, suy nghĩ tiêu cực.
-
Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân: Ba mẹ cần giúp bé biết được mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu… để từ đó cải thiện theo chiều hướng tích cực.
-
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: Kỹ năng này sẽ giúp học sinh cấp 2 ý thức hơn trong việc giao tiếp, ứng xử để xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp. Để rèn luyện, hãy giúp các em biết cách lắng nghe, phản xạ, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, tránh lối nói mỉa mai…
-
Kỹ năng hợp tác và chia sẻ: Kỹ năng này sẽ giúp nâng cao sự kết nối, khả năng làm việc nhóm và nâng cao hiệu quả giải quyết vấn đề. Vậy nên, hãy rèn luyện kỹ năng này bằng cách học cách chia sẻ quan điểm của mình ngắn gọn, xúc tích, làm việc nhóm nhiều hơn, luôn là người đóng góp ý kiến dù đúng hay sai…
-
Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông: Đây là kỹ năng cần có của các bạn trẻ. Vậy nên, hãy giúp con luôn cảm thấy tự tin vào diện mạo, khả năng của mình, biết mình mạnh ở đâu để phát huy, yếu ở đâu để khắc phục, luôn có kế hoạch và chuẩn bị rõ ràng trong mọi vấn đề…
Các kỹ năng sống dành cho học sinh cấp 3
Với học sinh cấp 3 (15 – 18 tuổi) là độ tuổi đã bắt đầu trưởng thành, nên việc trang bị những kỹ năng sống cho các em trong giai đoạn này cần đề cao tinh thần tự giác, học hỏi. Chẳng hạn như:
-
Kỹ năng tự nhận thức: Đây là kỹ năng mà các em sẽ phải tự ý thức được mình là ai, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, thói quen, các mối quan hệ của mình. Đặc biệt, hãy giúp các em biết được mình đang làm gì, kết hợp cùng những trải nghiệm thực tế, giao tiếp với người khác để tự nhận thức đúng đắn hơn.
-
Kỹ năng xác định giá trị: Phụ huynh cần giúp bé định hướng được những lối suy nghĩ, hành động, lời nói, lối sống của bản thân mang lại giá trị gì, nó có thể là vật chất hoặc tinh thần.
-
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Hãy rèn luyện cho các em kỹ năng nhận thức rõ cảm xúc của mình, biết cách xử lý, quản lý, kiềm chế, làm chủ cảm xúc của mình thông qua giao tiếp, thương lượng, giải quyết mâu thuẫn.
-
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng: Với học sinh cấp 3 thường gặp khá nhiều căng thẳng trong vấn đề học hành, thi cử, gia đình hay chuyện tình cảm. Vậy nên, việc rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng với các em. Ba mẹ nên giúp các con biết được trong những tình huống bị căng thẳng sẽ phải bình tĩnh tìm hướng giải quyết, luôn hướng đến những điều tích cực thay vì tiêu cực, hạn chế tình huống căng thẳng bằng cách thường xuyên tập luyện thể thao, sống có kế hoạch, học tập làm việc điều độ, sống vui vẻ, tránh gây mâu thuẫn…
-
Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Để giúp học sinh cấp 3 rèn luyện kỹ năng này, phụ huynh nên giúp bé biết được nhu cầu cần giúp đỡ của mình là gì? Đối tượng có thể hỗ trợ, tự tin bày tỏ nhu cầu giúp đỡ, cư xử đúng mực, cung cấp thông tin rõ ràng với đối tượng hỗ trợ mình….
-
Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Với kỹ năng này, các em học sinh cấp 3 nên tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người, mạnh dạn bày tỏ ý kiến suy nghĩ của mình, quyết đoán trong mọi việc, tự tin giải quyết vấn đề, luôn suy nghĩ lạc quan và tích cực…
-
Kỹ năng lắng nghe tích cực: Các em hãy luôn lắng nghe khi người khác đang nói, luôn biết cho ý kiến phản hồi nhưng chưa vội đánh giá, biết cách đối đáp bằng cử chỉ, điệu bộ, nụ cười, ánh mắt trong quá trình giao tiếp…
-
Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Đây là kỹ năng quan trọng trong việc giao tiếp, ứng xử với người khác. Để rèn luyện kỹ năng này cần phải biết lắng nghe, đồng cảm, xác định giá trị và biết kiềm chế cảm xúc của mình…
-
Kỹ năng thương lượng: Đây là kỹ năng mà các em cần phải biết cách trình bày suy nghĩ, giải thích, thảo luận, giải quyết mâu thuẫn… để giải quyết vấn đề và xây dựng các mối quan hệ có lợi.
Một số lưu ý khi dạy học sinh các kỹ năng sống
Để nâng cao hiệu quả trong việc dạy kỹ năng sống dành cho học sinh, mọi người cần lưu ý một số vấn đề như:
-
Luôn tạo môi trường tích cực để xây dựng những thói quen, kỹ năng sống tích cực cho học sinh.
-
Cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường để rèn luyện những kỹ năng sống tốt cho các em.
-
Ba mẹ nên quan tâm, chia sẻ và quan sát trẻ để đưa ra những lời khuyên và phương pháp giảng dạy kỹ năng sống hợp lý.
-
Tạo điều kiện để con được thực hành những kỹ năng sống đẹp, sống có ích mỗi ngày.
-
Tránh tình trạng trách mắng, xét phạt khi các em không được như mong muốn của ba mẹ.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp giáo dục kỹ năng sống dành cho học sinh từ cấp 1, cấp 2 và cấp 3 để phụ huynh tham khảo thêm. Mỗi bé, ở mỗi độ tuổi sẽ có những khả năng nhận thức, cảm xúc và lối suy nghĩ khác nhau. Nhưng việc trang bị những kỹ năng sống đẹp cho con từ sớm, sẽ là tiền đề để giúp con phát triển tốt hơn trong tương lai.
Nguồn: Tổng hợp Internet