Việc rèn con tự ngủ ngay còn nhỏ rất cần thiết với phụ huynh. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ em thường ngủ khi có ba mẹ thúc dục, hay nhiều bé phải được kể chuyện, đi chơi hoặc chờ đến khi mệt mới đi ngủ. Vậy nên, nếu ba mẹ đang tìm cách rèn trẻ tự ngủ đúng giờ, hay nghiêm túc khi đi ngủ mà không cần bạn nhắc nhở? Hãy cùng Timnhanh.com.vn tham khảo rõ hơn ngay trong bài viết sau đây.

Thế nào là trẻ có thể tự ngủ?

Theo các chuyên gia, một đứa trẻ có thể tự ngủ độc lập khi có những đặc điểm sau đây:

  • Bé ngủ liền mạch từ 6 – 8 tiếng trong đêm mà không bị thức giấc.

  • Trẻ tự ngủ tiếp sau khi thức dậy mà không đòi ti mẹ hay sự hỗ trợ của ba mẹ.

  • Trẻ trên 6 tháng tuổi đã có thể tự ngủ một mình ở nôi, cũi an toàn.

  • Ba mẹ nên rèn thói quen tự ngủ cho con trẻ khi bé đã thực sự sẵn sàng.

Việc rèn con tự ngủ ngay còn nhỏ rất cần thiết với phụ huynh. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nên rèn trẻ tự ngủ từ khi nào?

Thực tế, từ 6 tháng tuổi trở đi bé đã có thể được rèn luyện thói quen tự ngủ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì nên bắt đầu khi con trẻ đã sẵn sàng, nhất là khi con ngủ nhiều hơn thức, con tự ngủ mà không cần ba mẹ hỗ trợ. Thường giai đoạn này có thể bắt đầu khi bé trên 1 tuổi thì ba mẹ đã có thể bắt đầu rèn luyện.

Tầm quan trọng của việc rèn bé tự ngủ

Việc rèn luyện thói quen tự ngủ cho trẻ được xem là yếu tố quan trọng trong việc giáo dục và phát triển cho con. Để qua đó có thể giúp bé:

  • Phát triển kỹ năng độc lập từ nhỏ: Khi bé đã có thói quen tự ngủ sẽ không còn phụ thuộc quá nhiều vào ba mẹ, từ đó phát triển khả năng độc lập của bé sau này tốt hơn.

  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ: Khi bé tự ngủ sẽ giúp giấc ngủ của con tốt hơn, dài hơn từ đó giúp cải thiện chất lượng sức khoẻ, nâng cao tinh thần, khả năng tập trung hiệu quả.

  • Giảm căng thẳng cho phụ huynh: Khi bé tự ngủ thì ba mẹ cũng sẽ có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, cũng như giảm thiểu áp lực và căng thẳng.

Tuy nhiên, việc rèn luyện thói quen tự ngủ cho trẻ là điều không dễ dàng, đòi hỏi ba mẹ phải bỏ nhiều thời gian, công sức, sự kiên nhẫn và áp dụng các phương pháp phù hợp.

Hình thành tính tự lập cho bé bằng thói quen tự ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số cách rèn trẻ tự ngủ hiệu quả

Để nâng cao hiệu quả khi rèn luyện thói quen tự ngủ cho trẻ nhỏ, ba mẹ có thể tham khảo ngay một số phương pháp sau đây:

Giúp bé nhận biết rõ nhịp ngày và đêm

Đối với các bé còn quá nhỏ thường sẽ chưa phân định được ngày và đêm, nên dễ khiên con hay thức giấc vào ban đêm và ngủ nhiều ban ngày. Chính vì vậy, ba mẹ cần phải điều chỉnh lại đồng hồ sinh học này bằng cách:

Vào ban đêm hãy đảm bảo phòng ít ánh sáng chiếu vào, nếu cần có thể dùng đèn ngủ với ánh sáng dịu nhẹ để chăm sóc bé khi cần. Đồng thời, để giúp bé dễ đi vào giấc ngủ ban đêm hơn thì bạn có thể cho con bú hoặc vỗ về nhẹ khi có thể. Còn vào ban ngày hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện, chơi đùa với con nhiều hơn, không nên ru bé ngủ vào ban ngày quá nhiều dễ khiến bé “ngủ ngày, cày đêm”.

Giúp bé nhận biết rõ nhịp ngày và đêm. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hãy đặt con lên giường khi đã buồn ngủ nhưng vẫn còn thức

Trong giai đoạn những tháng đầu đời của trẻ, khi thấy con ngáp hay mếu khóc thì có thể đă bé lên giường dù con vẫn còn thức, để từ đó hình thành thói quen không chờ mẹ vỗ về mà con hãy tự ngủ.

Nhất là vào ban đêm, khi thấy bé thức ba mẹ có thể vỗ về nhẹ, hát ru để tập bé ngủ tiếp thay vì bế con dậy và cho con bú. Bởi vì khi bế bé trên tay dễ hình thành thói quen khiến con phụ thuộc nhiều vào mẹ, nếu không được bồng ru thì lại thức giấc.

Cách rèn trẻ tự ngủ bằng việc kiểm soát thời gian ngủ trong ngày của con

Để đảm bảo bé dễ ngủ hơn vào ban đêm, không quấy khóc thì ba mẹ nên tránh việc cho bé ngủ nhiều hơn 4h/cử trong ngày. Tuy nhiên, nếu bé ngủ không đủ giấc dễ bị mệt mỏi, cáu gắt, khóc đêm nên bạn cần phải cân đối sao cho hợp lý.

Cách rèn trẻ tự ngủ bằng việc kiểm soát thời gian ngủ trong ngày của con. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Mẹ nên tách sữa khỏi giấc ngủ của trẻ vào ban đêm

Đa phần các bé từ 2 – 3 tháng tuổi đòi hỏi phải bú mẹ ít nhất 3 – 4 lần trong đêm, thường sẽ thức giấc giữa đêm. Vậy nên, để giúp con tự ngủ tốt hơn thì mẹ cần cắt giảm lượng thức ăn cho trẻ qua đêm, để đảm bảo bé chỉ bú khoảng 1 – 2 lần. Sau đó mới bắt đầu hình thành thói quen kéo dài thời gian giữa các cữ bú vào ban đêm của con.

Đối với các bé từ 6 tháng trở đi thì mẹ có thể cắt giảm cữ bú đêm của con. Tuy nhiên, nếu mẹ tiếp tục cho trẻ ăn đêm cần phải rèn luyện thói quen đặt bé xuống giường dù con vẫn còn thức, hạn chế tương tác lúc bé đang ăn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng cai sữa đêm mà trẻ cũng sẽ bớt lệ thuộc vào mẹ khi đêm xuống.

Dạy trẻ đi ngủ đúng giờ

Việc rèn cho trẻ đi đúng giờ ngay từ nhỏ sẽ giúp thiết lập đồng hồ sinh học cho con. Tốt nhất, ba mẹ nên rèn cho bé đi ngủ trước 21h tối, dù bé có đang thức thì bạn cũng nên ru bé để con dần chìm vào giấc ngủ đúng giờ.

Rèn cho bé tự ngủ dựa trên phương pháp CIO (Cry It Out)

Phương pháp CIO hay còn gọi là “hãy để con khóc” lặp đi lặp lại nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định, rồi mẹ mới trấn an và vỗ về. Khi thực hiện hành động này thường xuyên bé sẽ dần làm quen và giúp con tự chìm vào giấc ngủ và hạn chế tình trạng giật mình, thức giấc.

Quy trình thực hiện phương pháp CIO này như sau:

  • Bước 1: Khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ, bạn nên đặt bé lên giường ngủ của con.

  • Bước 2: Hát ru, vỗ về hay bày tỏ tình yêu với bé khoảng 3 – 5 phút thì mẹ có thể rời đi dù bé có quấy khóc.

  • Bước 3: Sau khoảng 5 – 10 phút mẹ có thể quay lại để kiểm tra tình hình của con. Lưu ý, giai đoạn đầu bạn nên đứng ngoài quan sát hành động của trẻ để đảm bảo an toàn. Khi thấy con tiếp tục khóc thì mẹ có thể tắt đèn rồi lại rời đi khoảng 5 phút.

  • Bước 4: Khoảng 5 phút sau thì quay lại trấn an, vỗ về trẻ một lúc lại tiếp tục ra khỏi phòng.

  • Bước 5: Lặp lại bước 4 khoảng 2 – 3 lần cho đến khi trẻ tự ngủ mà không cần mẹ bên cạnh.

  • Bước 6: Nếu con quấy khóc hay thức giấc, mẹ tiếp tục thực hiện hành động trên để con quen hơn với việc tự ngủ của mình.

Rèn cho bé tự ngủ dựa trên phương pháp CIO (Cry It Out). (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách rèn trẻ tự ngủ dựa trên phương pháp Fading

Fading là phương pháp rèn bé tự ngủ cũng bằng cách để con khóc trong thời gian nhất định nhưng sẽ luôn có mẹ ở gần. Với phương pháp này sẽ nhẹ nhàng hơn, khi con dần tự ngủ được thì khoảng cách giữa mẹ và bé sẽ tăng lên, cho tới khi không có mẹ ở bên bé vẫn sẽ tự ngủ.

Quy trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: Khi thấy con bắt đầu buồn ngủ, mẹ hãy đặt bé lên giường ngay và kiểm tra xem bỉm có chật quá không, cơ thể bé có sạch sẽ không? hay con đã ăn no trước khi ngủ chưa.

  • Bước 2: Mẹ tiếp tục ngồi cạnh vỗ về để bé yên tâm hơn khi vào giấc ngủ.

  • Bước 3: Khi thấy bé quấy khóc, mẹ có thể vỗ về và trấn an con nhẹ nhàng.

  • Bước 4: Tiếp tục thực hiện bước 2 và 3 cho đến khi bé tự ngủ một cách ngoan ngoãn.

Dạy bé tự ngủ dựa trên phương pháp Time – Check in

Time – Check in được biết đến là phương pháp dạy trẻ tự ngủ có nguyên tắc, cũng như cách thực hiện cũng khá tương tự như CIO trên. Điểm khác biệt ở đây chính là thời gian mà mẹ ra khỏi phòng sẽ cố định thay vì tăng dần như CIO. Quy trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: Khi thấy con bắt đầu buồn ngủ hãy đặt trẻ lên giường ngay rồi rời đi sau 5 phút.

  • Bước 2: Sau đó quay lại để kiểm tra tình trạng của con, nếu thấy bé khóc thì mẹ có thể trấn an, vỗ về con.

  • Bước 3: Lặp lại theo chu kỳ rời đi 5 phút rồi quay lại vỗ về cho tới khi trẻ tự ngủ mà không có mẹ bên cạnh.

Dạy bé tự ngủ thông qua phương pháp 4s, 5s

Phương pháp này được đánh giá cao khi dạy con tự ngủ hiệu quả, hạn chế giật mình hơn khi ngủ. Quy trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trước khi cho bé đi ngủ, mẹ có thể cùng bé tham gia hoạt động thư giãn như đọc truyện, nghe nhạc, kể chuyện khoảng 10 – 20 phút lặp đi lặp lại.

  • Bước 2: Quấn kén bằng khăn để hạn chế bé cử động tay chân và tạo sự an toàn khi ngủ đối với trẻ nhỏ.

  • Bước 3: Mẹ bế bé đặt vào phòng tối, không ồn ào để con cảm nhận được đây là ban đêm.

  • Bước 4: Có thể tạo âm thanh nhỏ với tiếng “shhh” đều đều để dần dần đưa bé vào giấc ngủ nhanh chóng.

Dạy bé tự ngủ dựa trên phương pháp Time - Check in. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy con tự ngủ theo phương pháp không nước mắt của Elizabeth Pantley

Đây là phương pháp tập trung vào việc bế trẻ dậy ngay khi trẻ oà khóc lúc ngủ, vỗ về khi con ngừng khóc và đặt bé xuống lại giường và tiếp tục giấc ngủ. Quy trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: Mẹ bế bé lên tay, đồng thời trò chuyện hay nói những lời thân mật mà mẹ hay thường nói để báo hiệu cho bé biết sắp tới lúc phải đi ngủ.

  • Bước 2: Khi trẻ vẫn tiếp tục khóc, hãy lặp lại chuỗi hành động ở bước 1 cho đến khi con nín khóc và dần chìm vào giấc ngủ.

  • Bước 3: Mẹ cần kiên nhẫn thực hiện thường xuyên để tạo thành thói quen sinh học của trẻ để con quen dần với việc tự ngủ mà không cần đến sự trợ giúp của ba mẹ.

Rèn con tự ngủ theo phương pháp bế lên/đặt xuống

Đây được xem là phương pháp đòi hỏi ba mẹ cần có sự kiên trì, cũng như sức lực. Cụ thể, mỗi phụ huynh sẽ mất khoảng 20 phút để thực hiện việc bế con lên, rồi đặt con xuống liên tục cho đến khi bé cảm thấy buồn ngủ, thậm chí là lâu hơn. Việc này cứ lặp đi lặp lại sẽ dần tạo thành thói quen và giúp bé có thể tự ngủ mà không quấy khóc đêm.

Rèn con tự ngủ theo phương pháp bế lên/đặt xuống. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số lưu ý khi dạy bé tự ngủ

Để nâng cao hiệu quả trong cách rèn trẻ tự ngủ, ba mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Hạn chế cho con ngậm núm ti nhiều khi đi ngủ, dễ khiến con bị thức giấc giữa đêm.

  • Đảm bảo không gian ngủ của bé hạn chế tiếng ồn, ánh sáng, phải tạo được sự thoải mái, sạch sẽ.

  • Cần kiểm tra, thay bỉm cho trẻ trước khi ngủ để tránh bé ngủ tràn bỉm và tạo sự thoải mái cho con.

  • Trước khi ngủ mẹ có thể cho con bú no để dễ ngủ hơn mà không bị thức giấc.

  • Ba mẹ có thể dùng khăn quấn trẻ để quấn kén, tạo cảm giác an toàn khi con tự ngủ.

  • Trước khi bé ngủ có thể massage nhẹ nhàng cho bé để con ngủ thoải mái hơn.

  • Ba mẹ cần có sự kiên trì, kiên nhẫn thực hiện trong thời gian dài để bé dần làm quen với việc tự ngủ.

Kết luận

Trên đây là một số cách rèn trẻ tự ngủ mà Timnhanh.com.vn muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh. Hy vọng dựa vào những chia sẻ này ba mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm hơn trong việc duy trì giấc ngủ khoa học cho trẻ ngay từ nhỏ hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công.

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bài viết có hữu ích?